QM-QA-QC khác nhau như thế nào?
QM-QA-QC KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?
Hiện nay, rất nhiều người vẫn còn khó khăn trong việc xác định các thuật ngữ liên quan đến vai trò, QM, QA và QC, nhân tiện đây, Chúng tôi xin làm rõ vai trò chính đối với các chức danh này trong doanh nghiệp.
” QM-QA-QC KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO”
A- QM viết tắt là Quality Management, có nghĩa là “QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG”. Theo thuật ngữ của tiêu chuẩn ISO 9000:2015/TCVN ISO 9000:2015 thì:
“CÁC HOẠT ĐỘNG CÓ PHỐI HỢP ĐỂ ĐỊNH HƯỚNG VÀ KIỂM SOÁT MỘT TỔ CHỨC LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG”
Có nghĩa là người phụ trách chức danh “QM” trong doanh nghiệp phải thực hiện, bao gồm các hoạt động như: Thiết lập chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng, và thiết lập các quá trình (processes) cần thiết. Và để đạt được mục tiêu chất lượng này thì chức danh “QM” phải thông qua các hoạt động như: Hoạch định chất lượng (QP-quality plan), Đảm bảo chất lượng (QA-quality assurance), Kiểm soát chất lượng (QC-quality control) và Cải tiến chất lượng (QI-quality improvement).
Tóm lại:
1-QM=QP+QA+QC+QI
2-Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 đưa ra cụ thể cấu trúc và yêu cầu để hoàn thành nhiệm vụ QM
B-QA-Đảm bảo chất lượng, theo định nghĩa TCVN ISO 9000:2015:
” Một phần của quản lý chất lượng tập trung vào cung cấp lòng tin rằng các yêu cầu chất lượng sẽ được thực hiện”
Theo định nghĩa của GMP-WHO
“Là một khái niệm có phạm vi rộng bao gồm các vấn đề riêng lẻ hoặc kết hợp có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Đó là các thỏa thuận được thực hiện với mục tiêu đảm bảo rằng sản phẩm có chất lượng cần thiết cho mục đích ứng dụng, sử dụng”
Tóm lại:
QA- là “CUNG CẤP LÒNG TIN” cho các bên quan tâm. Vậy chúng ta phải làm gì để cung cấp lòng tin. Chắc chắn chúng ta phải có một hệ thống quản lý chất lượng, mà hệ thống này phải được “THỪA NHẬN” toàn thế giới. Vậy hệ thống đó là gì? Chắc chắn đó là ISO 9001:2015 ( Hệ thống quản lý chất lượng chung nhất” ngoài ra còn có các tiêu chuẩn chuyên ngành như: ISO 15378-Bao bì dược, 13485-Thiết bị y tế, GMP Who-Sản xuất dược, ISO 22000-Thực phẩm,…..
C-Vậy QC là Kiểm soát chất lượng, Chúng ta cùng xem định nghĩa của TCVN ISO 9000:2015
” Một phần của quản lý chất lượng tập trung vào việc hoàn thành đầy đủ (Fulfilling) các yêu cầu chất lượng”
Nhưng theo định nghĩa của GMP Who.
“Liên quan đến việc lấy mẫu, tiêu chuẩn và kiểm nghiệm, cũng đồng thời liên quan đến vấn đề tổ chức, hồ sơ tài liệu và quy trình duyệt xuất để đảm bảo đã tiến hành các phép thử phù hợp và cần thiết, và nguyên vật liệu không được xuất cho sử dụng hoặc sản phẩm không được xuất đem bán hay cung cấp, nếu như chúng chưa được đánh giá là đạt chất lượng”
Vậy QC là kỹ thuật trong việc xác định các “ĐẶC TÍNH” của sản phẩm, Tức là phải xác định các chỉ số đo lường cụ thể và cũng có thể xác định các tiêu chí hành động, ví dụ: chiều dài, dày, mỏng, các thành phần, giới hạn tới hạn cho phép của các thành phần, lý, hóa sinh, sức bền, …..
Vậy, Chúng ta đã có khái niệm cơ bản về QM, QA, QC rồi nhé, hãi trả lời thử các câu hỏi sau:
1- Doanh nghiệp đang muốn tuyển một chức danh với tên gọi:
-
QA/QC
-
QA
-
QC
-
QM
Có phải QM là quản lý hệ thống, đòi hỏi người ứng tuyển vị trí này phải có kinh nghiệm và hiểu biết về ISO 9001 hay không? Vậy có phải trách nhiệm của QM là lớn nhất trong toàn bộ hệ thống quản lý chất lượng của công ty không?
Lý thuyết là vậy! Nhưng Thuật ngữ QM ít dùng cho cá nhân mà thường gắn vào, ví dụ: Phòng quản lý chất lượng, tổ quản lý chất lượng, nhóm quản lý chất lượng, ban quản lý chất lượng,…—> Hiểu vui thế này: Làm gì phải kiểm soát chất lượng ( có thể bằng test, inspection,…)—> Ok, nhưng phải đảm bảo việc kiểm soát chất lượng đó–> Tức phải có chuẩn mực, phải có cơ cấu,…===> Vậy mấy ông đó làm việc sao hỉ, mục tiêu phấn đấu là gì hỉ, làm việc nhịp nhàng sao hỉ,….==> và cuối cùng thì, là, ….rồi hoạt động tài chính sao hỉ, hoạt động logistics sao hỉ, vốn đầu tư sao hỉ, kho bãi sao hỉ,….đề mấy đống đó vận hành nhịp nhàng, linh động Thì-===> thêm chữ “S” Systerm! Giả dụ vui nhé, hông đúng thì thôi, gì keng vậy!