Chất lượng là gì? Cứ ra rả chất lượng nhưng chưa rõ?

Chất lượng là gì? Câu hỏi này chỉ dành cho những A/C quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của mình khi trình bày chi tiết với các đối tác có liên quan. Nhưng trớ trêu thay, ngay cả các Bác nông dân cũng bảo sản phẩm của họ chất lượng, mặc dầu các bác chỉ nghe và nói vậy. Vậy chất lượng là gì thì chúng ta cùng nhau chia sẻ chi tiết theo định nghĩa chung toàn cầu, trong đó có TCVN. Hy vọng bài viết này phần nào giúp A/C tỏ tường để ứng dụng vào sản phẩm/dịch vụ của minh.

PHẦN 01!


CHẤT LƯỢNG LÀ GÌ THEO TỪNG GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN.

Trước năm 1987 thì thuật ngữ này vẫn chưa có sự thống nhất chung cho toàn cầu. Tuy nhiên các nhà kinh tế dạng tiền bối này vẫn để lại những bằng chứng, lý luận, phân tích của mình với những định nghĩa riêng biệt, mặc dầu bản chất “ngầm hiểu” là gần như nhau. Chúng ta cứ tạm gọi có nhiều “hệ phái về chất lượng”.

Cụ thể:

Edwards Deming: Chất lượng: Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng

Joseph Moses Juran: Chất lượng: Thích hợp để sử dụng

Philip Crosby: Chất lượng: Làm đúng theo yêu cầu

Nhưng rồi mọi chuyện cũng bắt đầu cần phải có sự thống nhất về thuật ngữ chất lượng. Tổ chức ISO ban hành bộ tiêu chuẩn ISO 9000 vào năm 1987 dựa trên nền tảng tiêu chuẩn “BS 5750”, BS là tiêu chuẩn của Anh Quốc. Nhân tiện đây xí xó nhắc lại “ngành công nghiệp của Anh Quốc phát triển như thế nào nhé?

Trãi qua khoảng 3 lần, và lần cuối cùng là năm 2015 đã định nghĩa thuật ngữ chất lượng là:

“Mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có của một đối tượng đáp ứng yêu cầu”

Quá ngắn đúng không ạ, nhưng đã là thuật ngữ thì những câu chữ trong định nghĩa này cũng kéo theo cả đống thuật ngữ đấy chứ, đâu phải đọc cái là xong, thế thì phân tích tiếp nhé!

….”đặc tính vốn có” thì được gọi là đặc tính chất lượng nhưng nếu nó không vốn có mà nó chỉ là đặc tính gán cho thì không gọi là đặc tính chất lượng. Vậy thông thường đặc tính vốn có là như thế nào? Vâng để nói về đặc tính thì chúng ta lại phải hiểu:

—–“Đối tượng-object“. Vậy đối tượng là gì? Viết tới đây cứ hình dung trong đầu “truyền thông” VN trước khi bắt bớ ai hay dùng từ “đối tượng”, ka ka k…Thôi, đối tượng được định nghĩa là:Bất cứ điều gì có thể cảm nhận được hoặc nhận biết được. Theo định nghĩa thì chúng ta phải hiểu rộng vấn đề, cụ thể: Vật chất (sờ nắm được) và phi vật chất (tạm hiểu là thấy được, thao tác được, nhưng không “hôn-kiss” nó được,…., Viết đến đây lại cứ nhớ chút kiến thức tiền mã hóa mà truyền thông việt nam hay gọi là tiền ảo), Ngoài ra “đối tượng” cũng có thể được gắn cho một sự kiện có thể xảy ra trong tương lai (Hình dung, mường tượng đến nó–> Đây mới là ảo nè, vì ảo thì có thể xảy ra hoặc không xảy ra).

Vậy thì chốt ngay khúc này nhé:

Ví dụ của một đối tượng nào đó:

  • Hạt gạo
  • cuốn sách
  • Máy tính
  • Dịch vụ massage
  • Dịch vụ khám chữa bệnh
  • ……Quá nhiều trong cuộc đời này rồi đấy, hãy liên tưởng, hãy ấn định đối tượng cho mình nhé!

Ví dụ về đặc tính vốn có của các đối tượng nêu trên: Trình bày sao cho dễ hiểu nhỉ? chắc chỉ chia sẽ thế này: Hat gạo thì nó cần có những gì đi theo nó để ăn mà không chết, ăn gạo mà không bị ung thư, ăn gạo mà không bị mẻ cái răng hay rơi luôn cái răng giả bằng vàng,….thế thì chắc chắn đặc tính vốn có của nó phải bao gồm, không có sạn, cát, đá (Vật lý). Phải không có các chất dự lượng bảo vệ thực vận vượt ngưỡng có trong nó. Mùi vị của loại gạo nào đó phải đúng như trước đây, trắng, dẹo, tỷ3 lệ tấm, thơm,…Ú chà ơi, nhiều quá ai làm gạo rồi thì sẽ biết, nhưng đến đây chắc mọi người đã hiểu được đặc tính vốn có của một đối tượng rồi hen.

Gợi ý: Trong thực tế sản xuất, cung cấp dịch vụ của loài người bây giờ gọi là “Tiêu chuẩn sản phẩm”??? OK, gợi ý vậy đúng không ạ! Chỉ cần hiểu rộng hơn tí đó là tiêu chuẩn đó có bao nhiêu chỉ tiêu, ngưỡng cho phép nằm ở đâu,…và hãy nhớ vụ tương ớt của VN xuất qua Nhật Bổn bị trả lại ( Ngưỡng không đạt) và mới đây là vụ sản phẩm miến của hãng Acecook bị thu hồi tại thị trường EU (Thiếu test đặc tính dư lượng TBVTV).

Hết phần 01:


Phần 02 tiếp tục mổ xẻ, phanh thây để xác định rõ luôn cho cái thuật ngữ chất lượng này với hy vọng mọi người đọc một phát thôi là hiểu, từ đó tự tin tranh luận với mấy ông sếp có kinh nghiệm thực tế, nhưng lý thuyết thì hiểu sai bét nhè! ka ka…Đợi phần 2 hen!

Trang FB để tranh luận mọi chủ đề tại đây!

Kênh youtube để xem hình ảnh video mọi chủ đề tại đây!

 

 

adminiso

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!