Hỏi-Đáp tích hợp

Câu hỏi tích hợp ISO

GỢI Ý TÌM CÂU TRẢ LỜI: - Theo cầu trúc của phụ lục SL, Cấu trúc này là khuôn khổ cho bất kỳ tiêu chuẩn quản lý nào do các ban kỹ thuật TC của ISO ban hành đều phải tuân thủ nhằm mục đích tạo thuận lợi cho các tổ chức áp dụng "tích hợp", ví dụ: 9001+14001+45001,... - Điều khoản 4.4 có tên gọi "hệ thống quản lý xxx và các quá trình ( xxx là tên của hệ thống quản lý, ví dụ: 9001 thì xxx là chất lượng, ISO 14001 thì xxx là môi trường). Trong điều khoản này chỉ yêu cầu cam kết và nhận diện các quá trình của hệ thống, còn thiết lập thành một hệ thống thì tuân thủ các điều khoản từ 5,6,7,8,9,10 theo đúng PDCA. lưu ý: Điều khoản 4 không nằm trong hệ thống quản lý mà chỉ hoạch định trước khi quyết định, xây dựng, áp dụng một hệ thống quản lý mà thôi, ví dụ: Trước khi chúng ta thực hiện 01 dự án nào thì chúng ta phải tìm kiếm thông tin, họp hành, trao đổi rồi mới quyết định bắt đầu dự á, đúng không ạ!

GỢI Ý TÌM CÂU TRẢ LỜI: ------------------------------ LUẬT ĐỊNH VÀ CHẾ ĐỊNH: Trong các tiêu chuẩn ISO thường nhấn mạnh phải tuân thủ yêu cầu luật định và chế định, vậy: - Yêu cầu luật định-Statutory requirement: Yêu cầu bắt buộc do cơ quan lập pháp quy định. - Yêu cầu chế định-Regulatory requirement: Yêu cầu bắt buộc do cơ quan quản lý được cơ quan lập pháp ủy quyền ra các quy định trong khuôn khổ. ============== Vậy! Yêu cầu luật định là không tranh cải, phải tuân thủ mang quy mô quốc gia (Do Quốc hội ban hành-Cơ quan lập pháp) Yêu cầu chế định có thể sai với yêu cầu luật định (còn gọi là lộng quyền), thường là các cơ quan điều hành Quốc Gia, địa phương, nghành nghề,... Tại Việt Nam: Luật là yêu cầu luật định do Quốc hội ban hành. Các văn bản dưới luật là yêu cầu chế định, như: Nghị định, quyết định, thông tư,... Vậy nôm na là: khác nhau về mức độ tuân thủ.-Giống nhau là phải tuân thủ!

error: Content is protected !!