Viết quy trình để đảm bảo PRP-Chương trình tiên quyết

Viết quy trình để đảm bảo PRP-Chương trình tiên quyết. Để tiếp tục các bài viết chia sẻ liên quan đến điều kiện tối thiểu đối với nhà xưởng sản xuất sản phẩm thực phẩm mà khi các A/C có yêu cầu đọc qua có thể hiểu được trên 50%-80% và thậm chí trên 100%. Hôm nay chúng tôi cắt ngang để chia sẻ cách thức triển khai một tài liệu để hội đủ bằng chứng, chứng minh nhà xưởng sản xuất thực phẩm đáp ứng yêu cầu kiểm soát “chương trình tiên quyết” theo các chuẩn mực chung của thế giới.


Viết quy trình để đảm bảo PRP-Viết như thế nào? tên gọi là gì?

A-Sơ lược thuật ngữ!

Điều quan trọng mà A/C quan tâm đó là dùng thuật ngữ phù hợp, dùng thuật ngữ gì đi nữa nhưng phải bảo vệ mức độ phù hợp với nội dung chính của tài liệu đó, trong thực tế họ dùng các thuật ngữ sau:

  • Đối với HACCP đa phần dùng GMP và SSOP (Đây là cách chôm chĩa hệ thống HACCP được Cơ quan nhà nước trước đây hướng dẫn, dựa trên tổ chức “Codex Alimentarius Commission”)
  • Đối với các tiêu chuẩn ISO, đặc biệt là tiêu chuẩn ISO 22000 không nói gì thuật ngữ GMP mà bản quyền của họ dùng chương trình tiên quyết (prp), mà lưu ý, Tiêu chuẩn HACCP ” có ký hiệu CAC/RCP 1-1969, REV.4-2003″ cũng dùng thuật ngữ chương trình tiên quyết nữa nhé. Trong tiêu chuẩn ISO 22000 họ thường dùng quy trình, quy định, hướng dẫn,…
  • Trong các tiêu chuẩn ISO nghiêm ngặt về nhà xưởng khác thì vẫn dùng thuật ngữ GMP cho cơ sở hạ tầng sản xuất sản phẩm thực phẩm. Họ dùng GMP chứ không phải “quy trình GMP” nhé, ví dụ: GMP về môi trường sản xuất, thì họ nêu điều kiện phải đảm bảo như chuổi bài viết PRP đang và tiếp tục chia sẻ trên website này!

Tóm lại: Nếu A/C áp dụng các tiêu chuẩn ISO hay các tiêu chuẩn khác như, IFS, BRC, FSSC 22000 thì tôi khuyên, nên dùng thuật ngữ, ví dụ:

1-SSOP an toàn nguồn nước (HACCP) thì có thể sử dụng từng hướng dẫn vận hành, tiêu chuẩn, ví dụ:

  • Hướng dẫn vệ sinh hệ thống cấp nước (Trong hướng dẫn này nếu không thể  viết rõ nội dung được thì bắt buộc phải tách, chẳng hạn: Hướng dẫn vận hành máy bơm, hướng dẫn vận hành hệ thống cấp, hướng dẫn vận hành hệ thống xạ, hướng dẫn….
  • Tiêu chuẩn chất lượng nguồn nước cấp sản xuất, tiêu chuẩn nước sinh hoạt
  • Quy trình xử lý sự cố hệ thống cấp nước
  • Quy định kiểm tra, thử nghiệm chất lượng nước cấp,
  • ………

2- GMP Công định hình (HACCP). Không nên dùng theo dạng này, mà hãy kết hợp vào hệ thống kiểm soát luôn, các giải pháp kiểm soát có thể dựa trên phân tích mối nguy của CCP hoặc OPRP để có các tài liệu phù hợp, như quy trình, hướng dẫn, quy định.

==> Phân tích ngắn vậy! A/C đam mê, phát hiện điểm hay, điểm đúng thì nên áp dụng–> Không ai xử đẹp mình, nếu mình có làm việc này, có chăng họ chỉ chê mình, “Viết tài liệu như con khỉ “!

B-Nội dung một tài liệu thông thường:

Trong một tài liệu, nội dung của tài liệu tối thiểu trả lời được các câu hỏi sau:

  1. Gồm những bước thực hiện nào?
  2. Bước đó thực hiện như thế nào?
  3. Bước đó theo dõi, đo lường như thế nào?
  4. Nguồn lực sử dụng để theo dõi và đo lường bước đó cần là gì?
  5. Ai là người thực hiện bước đó?
  6. Bằng chứng chứng minh bước đó thực hiện đúng theo từ 2 đến 5 là gì? (Bằng sổ, phiếu, file mềm lưu tự động, hình ảnh,…)

Topic này tôi chỉ chia sẻ tới ngưỡng này, các topic sau này sẽ nói rõ cách triển khai cho từng loại tên gọi của tài liệu, như: Sổ tay là viết cái dề, quy trình là viết cái dề, quy định là viết cái dề,…..?

Các bài viết liên quan đến chủ đề này được cập nhật tại đây!


Hãy tìm đọc thêm các nội dung khác trong topic này! Chúng tôi luôn cập nhật tuần, hàng ngày các bài chia sẻ nhằm nâng cao nghiệp vụ quản lý dựa trên nền tảng tiêu chuẩn Quốc Tế ISO và các tiêu chuẩn tương đương!

adminiso

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!