Trước khi triển khai ISO phải? Hiểu những gì nào?
Trước khi triển khai ISO phải? Hiểu những gì nào? Vâng! Đó là câu hỏi mà chúng ta phải tự đặt ra khi áp dụng tiêu chuẩn ISO. Cho dù việc áp dụng ISO là do các bên liên quan yêu cầu tổ chức của chúng ta nhưng nên,….nên hiểu một số mục tiêu cụ thể để bám sát xây dựng hệ thống quản lý, đặc biệt là hệ thống quản lý tích hợp.
Trước khi triển khai ISO phải? Phải làm gì nào?
Trước tiên hãy đặt mục tiêu cho Tổ chức của mình bằng những câu hỏi sau đây!
A-NHỮNG VIỆC GÌ CẦN PHẢI LÀM?
Sau đây là những việc làm tối thiểu, chúng ta có thể đặt thêm. Tuy nhiên đối với chúng tôi đã cố gắng tổng hợp những công việc dựa trên tài liệu và kinh kiệm thực tế đó là:
- Theo dõi, phân tích, đánh giá thường xuyên bối cảnh
- Trao đổi thông tin về sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị và văn hóa
- Xác định rủi ro và cơ hội ngăn và dài hạn
- Trao đổi thông tin chính sách, chiến lược và mục tiêu
- Xác định quá trình và quản lý quá trình theo hệ thống
- Quản lý nguồn lực hỗ trợ quá trình đạt kết quả mong muốn
- Theo dõi, phân tích, đánh giá kết quả thực hiện
- Học hỏi, đổi mới để ứng phó với những thay đổi (Cải tiến)
Khi đặt những câu hỏi này thì ắt hẳn chúng ta đã phải có những hành động trước đó, ví dụ: Ở mục 1 thì chúng ta đã phải thực hiện việc xem xét, đánh giá bối cảnh và phương pháp, cách thức cho việc xem xét bối cảnh này phù hợp, đem lại những thông tin có độ tin cậy. Vâng cứ thế, mỗi câu hỏi đặt ra thì chúng ta phải đặt câu hỏi ngược lại cho những hành động trước đó, cứ tạm quên hành động phía sau đi.
Bây giờ chúng ta lại tiếp tục đặt câu hỏi cho thành quả của mình sau khi đã hoàn tất mục A, tức là đã có thông tin đầy đủ từ việc là này!
B- Kết quả thu được từ xem xét bên quan tâm?
Chúng ta lưu ý: Các bên quan tâm bao gồm những người có liên quan trực tiếp, gián tiếp đến sản phẩm, dịch vụ của chúng ta nhé. Đừng quyên điều này, ví dụ: Người thụ hưởng trực tiếp, thũ hưởng gián tiếp ( sản phẩm cho trẻ em thì cha mẹ họ rất quan tâm), hoặc sự “hạnh diện” của người có người thân làm việc trong công ty chúng ta, trong tổ, trong xã, trong huyện, quận, tỉnh, quốc gia, quốc tế,…(Nên mở rộng để thực hiện đúng mục đích chính của điều khoản 4.2/ISO)
- Đạt các mục tiêu một cách hiệu lực và hiệu quả
- Loại bỏ trách nhiệm và mối quan hệ mâu thuẫn
- Hài hòa và tối ưu trong thực hiện
- Tạo sự nhất quán trong hệ thống
- Cải tiến việc trao đổi thông tin
- Tạo thuận lợi cho đào tạo, học hỏi và phát triển cá nhân
- Hỗ trợ tập trung vào các đặc trưng quan trọng
- Quản lý rủi ro và cơ hội đối với thương hiệu và danh tiếng
- Thu được kiến thức và chia sẽ kiến thức
Thế nhé, những câu hỏi trên chúng ta phải xác định nó đã hiện hữu, chấp nhận được chưa, phải có sự truy vấn và chứng cứ rõ ràng, đừng làm cho có nhé.
Hãy căn cứ vào chiến lượng (mục tiêu chính) của mình để xây dựng nó, bởi vì không gì khác được, đó là:
Mục tiêu ngắn hạn và trung hạn sẽ hỗ trợ cho chiến lược dài hạn
Trên đây là một số chia sẻ nhằm định hình chúng ta trước khi thiết lập một hệ thống quản lý hay tích hợp hệ thống quản lý với mục tiêu thực tế đó là “PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG” cho tổ chức của chúng ta, chứ không chỉ làm ISO là làm ISO.
Bài chia sẻ này dành cho những A/C có suy nghĩ tích cực về các tiêu chuẩn ISO đã và đang nghiên cứu và có điều kiện ứng dụng thực tế vào tổ chức của mình!
A/C nào có yêu cầu tự tìm hiểu các video miễn phí phân tích từng điều khoản tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001, ISO….thì theo dõi kênh youtube tại đây!