Vài trò-trách nhiệm và quyền hạn
Vài trò-trách nhiệm và quyền hạn theo điều khoản 5.3 của tiêu chuẩn ISO:
Theo yêu cầu của thể của điều khoản 5.3 trong các tiêu chuẩn ISO, cụ thể:
Theo điều khoản 5.3/ISO 9001:2015 yêu cầu:
Lãnh đạo cao nhất phải phân công trách nhiệm và quyền hạn để:
a) đảm bảo rằng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này;
b) đảm bảo rằng các quá trình mang lại đầu ra dự kiến;
c) báo cáo về kết quả thực hiện hệ thống quản lý chất lượng và các cơ hội cải tiến (xem 10.1), cụ thể là cho lãnh đạo cao nhất;
d) đảm bảo thúc đẩy việc hướng vào khách hàng trong toàn bộ tổ chức;
e) đảm bảo duy trì được tính toàn vẹn của hệ thống quản lý chất lượng khi những thay đổi đối với hệ thống quản lý, chất lượng được hoạch định và thực hiện.
Vài trò-trách nhiệm và quyền hạn theo điều khoản 5.3 của tiêu chuẩn ISO:
Theo điều khoản 5.3/ISO 14001:2015
Lãnh đạo cao nhất phải phân công trách nhiệm và quyền hạn để:
a) đảm bảo hệ thống quản lý môi trường phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này;
b) báo cáo lãnh đạo cao nhất về kết quả hoạt động của hệ thống quản lý môi trường, bao gồm cả kết quả hoạt động môi trường.
Theo điều khoản 5.3/ISO 22000:2018.
Lãnh đạo cao nhất phải xác định trách nhiệm và quyền hạn để:
a) đảm bảo HTQL ATTP phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này;
b) báo cáo hiệu quả HTQL ATTP đến lãnh đạo cao nhất;
c) chỉ định nhóm an toàn thực phẩm và trưởng nhóm an toàn thực phẩm;
d) cử người có trách nhiệm và quyền hạn xác định để bắt đầu và lập văn bản.
Thực tế tại các tổ chức:
Các thông tin dạng văn bản được thiết lập trong các tổ chức áp dụng tiêu chuẩn ISO thông thường được sử dụng với tên gọi “BẢNG MÔ TẢ CÔNG VIỆC” bảng mô tả này được thiết lập với từng chức danh cụ thể (Có thể nói là gần như tất cả các vị trí trong công ty).
Nội dung “bảng mô tả công việc” mà chúng tôi từng được tiếp cận đến, thông thường có các nội dung sau:
1-Tên chức danh (Khác với chức vụ nhé)
2-Mô tả nội dung công việc phải làm của chức danh đó.
3-Mô tả quyền hạn của chức danh đó.
4- Mô tả năng lực (Hơi chí tiết, ví dụ: Giáo dục, đào tạo, kinh nghiệm, kỹ năng, khác…)
5- Tác nghiệp (Một số còn chi tiết đến phần này,…).
Một số hạn chế giữ “BẢNG MÔ TẢ CÔNG VIỆC” và điều khoản 5.3 của tiêu chuẩn ISO
Mục 4 trong bảng mô tả công việc có đề cập một phần của điều khoản 7.2 của các tiêu chuẩn ISO (Năng lực)—>Không làm rõ đầy đủ năng lực của vị trí đó, hoặc thiết cách thức phương pháp duy trì, đánh giá năng lực (Ngoài ra không chú trọng được năng lực chính).
Mục 2 trong bảng mô tả công việc nêu nhiệm vụ còn chung chung, chưa nêu bật các trách nhiệm cụ thể (Thường không khớp với thông tin tuyển dụng).
Mục 3 trong mô tả công việc thì nêu quyền hạn còn lập lững giữ trách nhiệm và quyền hạn, chưa xác định rõ ràng trách nhiệm-quyền hạn–> Ví dụ: Được quyền phê duyệt các quyết định trong quá trình sản xuất (vậy việc quyết định là trách nhiệm hay quyền).
……..
Vài trò-trách nhiệm và quyền hạn theo điều khoản 5.3 của tiêu chuẩn ISO:
Cơ hội cải tiến khi áp dụng ISO đối với điều khoản 5.3.
Hướng dẫn công việc theo dõi công nợ–>Có trùng lắp hoặc chồng chéo với bảng mô tả công việc của nhân viên công nợ hay không—> Phải chăng lúc này chúng ta chỉ lập bảng quy định cho chức danh này “Theo dõi, phân tích, đánh giá và báo cáo tình hình công nợ…… là đủ.
(Các hướng dẫn công việc, các SOP bản chất là mô tả công việc rồi–> Tùy thuộc cách trình bày).
Quyền hạn. Nên chăng chúng ta phân quyền theo, ví dụ: Toàn quyền,…..
Ví dụ: Trách nhiệm “Phê duyệt các quyết định liên quan đến hoạt động trong quá trình sản xuất diễn ra hàng ngày”–> Quyền hạn “Toàn quyền” (Hoặc chia nhỏ trách nhiệm này, ví dụ “Quyết định liên quan là những quyết định nào, ví dụ: Đình chỉ nhân sự, Ngừng sản xuất, sửa chữa, thay thế thiết bị với chi phí….?).
Một số gợi ý nhằm “Brainstomming” đến Anh/Chị quan tâm, nếu có yêu cầu tìm kiếm các công cụ khác vui lòng tìm tại đây!