CHƯƠNG TRÌNH TIÊN QUYẾT THEO ISO 22000-2018
CHƯƠNG TRÌNH TIÊN QUYẾT THEO ISO 22000-2018: Đầu tiên chúng ta phải hiểu rõ định nghĩa cũa chương trình tiên quyết (PRP-Prerequisite programme): Đó là điều kiện và hoạt động cơ bản cần thiết trong tổ chức và trong toàn bộ chuỗi thực phẩm để duy trì an toàn thực phẩm
Các PRP phụ thuộc vào phân đoạn của chuỗi thực phẩm mà tổ chức hoạt động và loại hình của tổ chức (Theo ISO 22000:2018).
Ghi chú: Các thuật ngữ tương đương với chương trình tiên quyết còn gọi là:
Thực hành nông nghiệp tốt (GAP). thực hành thú y tốt (GVP). thực hành sản xuất tốt (GMP), thực hành vệ sinh tốt (GHP), thực hành chế tạo tốt (GPP), thực hành phân phối tốt (GDP)., thực hành thương mại tốt (GTP).
Trong điều khoản 8.2/ISO 22000:2018 không yêu cầu cụ thể PRP cho từng loại hình kinh doanh trong chuổi thực phẩm.
Nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2018, Các tiêu chuẩn sau hỗ trợ cụ thể kỹ thuật cho từng loại hình kinh doanh cụ thể (Đừng chế PRP theo HACCP trước đây nhé! mà hãy tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật của các tiêu chuẩn sau tùy thuộc vào hoạt động kinh doanh của mình):
– ISO/TS 22002-1:2009, Prerequisite programmes on food safety – Part 1: Food manufacturing (Sản xuất thực phẩm).
– ISO/TS 22002-2, Prerequisite programmes on food safety – Part 2: Catering (Phục vụ ăn uống).
– ISO/TS 22002-3, Prerequisite programmes on food safety – Part 3: Farming(Nông trại).
– ISO/TS 22002-4, Prerequisite programmes on food safety – Part 4: Food packaging manufacturing (Sản xuất bao bì thực phẩm).
– ISO/TS 22002-5 Prerequisite programmes on food safety — Part 5: Transport and storage (Vẫn chuyển và bảo quản).
– ISO/TS 22002-6, Prerequisite programmes on food safety – Part 6: Feed and animal food production (Sản xuất thức ăn cho chăn nuôi và thức ăn cho vật nuôi–>thú cưng).
(Không biết còn tiêu chuẩn ISO/TS 220002-N “N” nào nữa không để hỗ trợ chương trình tiên quyết theo yêu cầu ISO 22000:2018?)