Đánh giá nội bộ theo yêu cầu ISO
Đánh giá nội bộ theo yêu cầu ISO. Yêu cầu ISO tức là các tiêu chuẩn quản lý theo ISO do Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ban hành. Chẳng hạn tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001, ISO 22000,….mà các Tổ chức có yêu cầu áp dụng các tiêu chuẩn nêu trên.
Hiện nay tất cả các tiêu chuẩn quản lý được tổ chức ISO ban hành đều tuân thủ theo cấu trúc PDCA trên nguyên tắc phụ lục SL. Do đó, hoạt động đánh giá nội bộ đều rơi vào điều khoản 9.2 và cũng là chữ “check” trong vòng tròn PDCA.
Sơ lược yêu cầu tiêu chuẩn 9.2-Đánh giá nội bộ
Tổ chức phải xác định khung thời gian để tiến hành đánh giá nội bộ. Mục đích đánh giá nội bộ là để:
1- Có phù hợp với các yêu cầu tiêu chuẩn mà chúng ta áp dụng hay không? Tiêu chuẩn có thể là ISO 9001, ISO 14001, ISO 2200, ISO 45001, ISO 17025,…..
2-Được thực hiện và duy trì một cách có hiệu lực hay không? Hiệu lực tức là chúng ta hoạch định như thế nào thì đi đánh giá xem kết quả có như vậy hay không đó mà, chỉ rứa thôi!
Thiết lập chương trình, kế hoạch đánh giá nội bộ. Nội dung, chương trình phải đảm bảo :
1- Phải xác định chuẩn mực (tức tiêu chuẩn để đánh giá) và phạm vi đánh giá (Tức đơn vị, quá trình, hoạt động liên quan) cho từng lần đánh giá.
2- Đánh giá nội bộ là tự công ty đánh giá, tức cử các thành viên trong công ty đánh giá với nhau, do đó yêu cầu tiêu chuẩn: Phải lựa chọn thành viên (hay đánh giá viên) đánh giá. Các đánh giá viên này không chỉ độc lập mà còn phải khách quan nữa nhé. Thử hỏi, Ông trưởng phòng đánh giá ông Giám đốc là độc lập nhưng có khách quan không hỉ?.
3- Đánh giá xong phải báo cáo kết quả đánh giá cho Lãnh đọc thích hợp, kịp thời,…
Như vậy! Đánh giá nội bộ có cần phải đánh giá Lãnh đạo không hỉ? Theo sơ lược 3 nội dung nêu trên. Anh/Chị hãy lưu ý câu hỏi này nhé! và cũng đừng cố tranh luận chương trình đánh giá có khắc với kế hoạch đánh giá không hỉ. từ từ nghiên cứu thêm nhé!
Cuối cùng, trong yêu cầu bắt buộc phải: Lưu giữ thông tin văn bản làm bằng chứng về kết quả đánh giá theo đúng chương trình, kế hoạch đã đề ra. Vậy bằng chứng cho 01 cuộc đánh giá nội bộ cần lưu những thông tin gì hỉ? Dễ mà, đúng không?
Video giới thiệu yêu cầu đánh giá nội bộ theo điều khoản 9.2/ISO 9001:2015
Tại sao lại đặt tên chủ đề “đánh giá nội bộ theo yêu cầu ISO”:
Bởi vì:
Quá trình đánh giá nội bộ giữa các tiêu chuẩn ISO là như nhau, có nghĩa là các nội dung cho yêu cầu này đều dựa trên phụ lục SL, mà phụ lục SL đã chuẩn rùi, do đó gần như rất ít có sự khác biệt, nếu có thì tùy tiêu chuẩn họ bổ sung thêm mà thôi.
Kế đến:
Hoạt động, phương pháp, kỹ thuật đánh giá nội bộ đều được giới thiệu trong tiêu chuẩn ISO 19011 rồi.
Tóm lại:
Thứ 01: Yêu cầu 9.2 -Đánh giá nội bộ chỉ đưa ra yêu cầu như đã diễn giải trên, còn phương pháp, cách thức thì dựa vào tiêu chuẩn ISO 19011 và bối cảnh của tổ chức nhé. Lưu ý là bối cảnh đấy, đừng áp dụng theo lý thuyết được học, là phải, Họp khai mạc, họp bế mạc, phải có trưởng đoàn,….
Thứ 02: Đánh giá nội bộ phải có chuẩn mực, vậy nếu áp dụng ISO 9001 thì đi dánh giá là dựa vào ISO 9001, hoặc 14001 hoặc 22000, hoặc….
Thứ 03: Nếu không hiểu tiêu chuẩn (tức chuẩn mực) để đánh giá. Thì đừng “tự hào” là đang đi “đánh giá” nội bộ. Mà thực ra là đang đi “đánh lộn” nội bộ đấy! Nói vậy thôi chứ! làm gì có như vậy! Càng đánh giá nội bộ nhiều thì hệ thống càng hoàn thiện mà!
Cuối cùng:
Cho Ví dụ: Bạn xuống bộ phận kho để đánh giá. Bạn phát hiện bộ phận kho không bảo quản hàng hóa đúng. Vậy đúng đó là dựa trên quy định, chuẩn mực gì? Nếu hổng có điều luật nào nói điều đó hoặc bằng chứng nào đấy bảo điều đó là sai thì…..? Đây là một ý mà bạn nên ngẩm lại và sẽ phát minh ra cơ hội cải tiến và cũng như công nhận hoạt động đánh giá nội bộ là phương pháp quản lý tuyệt vời!
Cho câu hỏi: Vậy Tôi cần có chứng về “đánh giá viên nội bộ-Internal auditor” như thế nào là phù hợp để đáp ứng tiêu chuẩn ISO mà tổ chức mình áp dụng nhỉ!–> Nếu nhiều câu hỏi, sẽ có status liên quan đến câu hỏi này!
Bạn có đánh giá bài viết này không? Bạn có mong muốn tìm hiểu thêm các video mới không, click tại đây nhé, hoặc đặt câu hỏi cho chúng tôi tại đây?