Sự không phù hợp là gì
SỰ KHÔNG PHÙ HỢP LÀ GÌ!
Trong cuộc sống hàng ngày, đối với công việc trong tổ chức/doanh nghiệp, đối với gia đình, dòng tộc/Bạn bè của mỗi một người chúng ta luôn luôn xảy ra sự không phù hợp đó là điều chắc chắn, vậy sự chúng ta hiểu nó như thế nào, hãy cùng tham khảo:
Sự không phù hợp là gì, là không tuân thủ:
-
Các quy định pháp luật
-
Các quy định khách hàng
-
Các quy định chính tổ chức
-
Các thông lễ, văn hóa vùng miền, quốc gia, khu vực.
Ví dụ một số sự không phù hợp.
-
Nhân sự mới hôm qua tuyển dụng vào công ty đã ăn trộm đồ của đồng nghiệp.
-
Gao hàng không kịp tiến độ, sản phẩm giao hàng không đúng chủng loại.
-
Con trai tan học không về mà đang chơi game.
-
Anh em bất hòa
Sự không phù hợp còn có nhiều thuật ngữ dùng tương được, như làm không đúng, làm sai, làm bậy bạ, phá hoại,…Thôi cứ dùng” VIỆC ĐÓ THỰC HIỆN KHÔNG PHÙ HỢP”
Vậy khi xảy ra sự không phù hợp, Chúng ta phải làm gì?
Sự khắc phục
Chắc chắn chúng ta sẽ có hành động để loại bỏ ngay sự không phù hợp đó, hành động có thể là giải quyết hậu quả, sửa chữa, hoặc thay mới để sự việc đó trở lại sự phù hợp.
Ví dụ:
-
Nhân sự mới hôm qua tuyển dụng vào công ty đã ăn trộm đồ của đồng nghiệpà Đuổi việc ngay
-
Gao hàng không kịp tiến độ, sản phẩm giao hàng không đúng chủng loạiàChấp nhận phạt hợp đồng vì giao hàng trễ, Thu hàng lại và giao hàng đúng chủng loại.
-
Con trai tan học không về mà đang chơi gameàĐánh cho một trận rồi dẫn về.
-
Anh em bất hòa–>Đánh, giải thích, cam kết hòa thuật.
Những hành động này theo thuật ngữ quản lý gọi là sự “SỰ KHẮC PHỤC” vì hành động chỉ để loại bỏ sự không phù hợp tức thời.
Nhưng cốt lõi của vấn đề mà chúng ta mong muốn khi phát hiện sự không phù hợp, đó là:
Hành động khắc phục
Vậy hành động khắc phục là gì, là hãy làm gì đó để sự “KHÔNG PHÙ HỢP” không còn tái diễn, xảy ra lần nữa, đó là vấn đề cuộc sống. Tại Việt nam chúng ta thường nghe thuật ngữ “RÚT KINH NGHIỆM” là thuật ngữ phổ biến nhất, nhưng rút kinh nghiệm không nói lên “HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC”.
Ví dụ:
-
Nhân sự mới hôm qua tuyển dụng vào công ty đã ăn trộm đồ của đồng nghiệpà Tại sao lại xảy ra như vậy, tìm nguyên nhân gốc rễ xem, những bước gì, hành động gì chúng ta chưa kiểm tra, hoặc truyền đạt,…
-
Gao hàng không kịp tiến độ, sản phẩm giao hàng không đúng chủng loạiàHãy tìm xem tại sao giao hàng chậm, tại sao lại giao hàng không đúng chúng loại,….
-
Con trai tan học không về mà đang chơi gameàTại sao con trai lại như vậy?
-
Anh em bất hòa–>Tại sao chúng nó bất hòa nhau,….
Nếu chúng ta hiểu bản chất sự khác nhau giữa thuật ngữ “SỰ KHẮC PHỤC” và “HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC” thì hãy truyền đạt đến những đứa trẻ, những người thân thiết chưa biết để họ luôn hoàn thiện trong cuộc sống của mình.
Ví dụ: Một đứa trẻ 5 tuổi đang chơi một chiếc xe đồ chơi, trong quá trình chơi xe bị rơi bành ra bên ngoài, chắc chắn nó sẽ gắn lại, nhưng chắc chắn nó sẽ gắn liên tục vì cứ rơi goài. Nhưng nếu nó hiểu “HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC” chắc chắn nó sẽ tiềm hiểu nguyên nhân nào làm chiếc bánh xe rơi ra, từ nó sẽ có giải pháp hợp lý, nêu không thực hiện được giải pháp nó sẽ nhời người lớnà Nếu được vậy thì chúng ta gọi là đứa trẻ “ QUÁ THÔNG MINH”
Nhưng có những sự không phù hợp xảy ra, làm chúng ta tiêu tốt quá nhiều công sức, tiền bạc, danh dự,…khó mà lấy lại được, vậy chúng ta phải làm gì?
Rủi ro.
Vậy rủi ro là gì? Rủi ro là chúng ta tính trước, lường trước những sự việc “CÓ THỂ/CÓ KHẢ NĂNG” xảy ra ngoài mong muốn của chúng ta.
Ví dụ:
-
Nhân sự mới tuyển dụng vào công ty “ CÓ THỂ” ăn trộm đồ của đồng nghiệp
-
Gao hàng “ CÓ THỂ” không kịp tiến độ, sản phẩm giao hàng “ CÓ THỂ” không đúng chủng loại
-
Con trai tan học “CÓ THỂ” không về mà di chơi game.
-
Anh em chúng nó “CÓ THỂ” bất hòa với nhau”.
Khi đã xác định các rủi ro “CẦN GIẢI QUYẾT” chắc chắn chúng ta phải đưa ra giải pháp, giải pháp có thể đạt mong muốn, như:
-
Không để xảy ra chuyện đó.
-
Nếu xảy ra thì thiệt hại thập nhất.
-
Cứ để nó xảy ra thì chúng ta sẽ biết được, hiểu được,…
-
Các hành động đó có thể được gọi là
Hành động phòng ngừa
Hành động phòng ngừa là hành động loại bỏ sự không phù hợp “ TIỀM ẨN”, vậy sự không phù hợp tiềm ẩn là ‘ CHƯA XẢY RA” mà chưa xảy ra thì mới nghi ngờ, mà nghi ngờ thì đó là “RỦI RO”.
Chúng tôi chia sẽ thông tin này với mục đích chĩa sẽ Anh/Chị về “HÀNH ĐỘNG” cho “SỰ KHÔNG PHÙ HỢP”. Hãy ứng dụng nó cho công việc hàng ngày trong tổ chức, trong gia đình, cuộc sống của mình.
[vifblike btntype=”iframe”]
Anh/Chị có thể nghiên cứu thêm tại đây!