Kiểm soát các tiện ích theo PRP-ISO/TS 22000-x
Kiểm soát các tiện ích theo PRP trong tiêu chuẩn ISO/TS 22000 đối với cơ sở sản xuất sản phẩm thực phẩm là yêu cầu mà các A/C nên quan tâm, dù tổ chức của mình chưa áp dụng tiêu chuẩn nào về quản lý ATTP. Chúng tôi chi sẻ vắn tắt sau:
Kiểm soát các tiện ích theo PRP trong tiêu chuẩn ISO/TS 22000
Phần một được liệt kê yêu cầu chung chung (Xem tại đây) thì giờ đây, các yêu cầu chi tiết và rõ ràng hơn nhé, cụ thể:
“Hệ thống cung cấp và đường ống phân phối đến khu vực chế biến và xung quanh khu vực chế biến và bảo quản phải được thiết kế nhằm giảm thiểu nguy cơ nhiễm bẩn sản phẩm. Phải theo dõi chất lượng các tiện ích nhằm giảm thiểu nguy cơ nhiễm bẩn sản phẩm.”
1-Nguồn nước cấp:
- Nguồn cấp nước uống được phải đủ để đáp ứng nhu cầu (các) quá trình sản xuất. Phải thiết kế các thiết bị bảo quản, phân phối và kiểm soát nhiệt độ của nước khi cần để đáp ứng các yêu cầu qui định về chất lượng nước.
- Nước được sử dụng làm thành phần của sản phẩm, gồm cả đá hoặc hơi nước (kể cả hơi ẩm), hoặc tiếp xúc với sản phẩm hay bề mặt sản phẩm, phải đáp ứng các yêu cầu quy định về chất lượng và vi sinh có liên quan đến sản phẩm
- Nước dùng để làm sạch hoặc cho các ứng dụng, có nguy cơ tiếp xúc gián tiếp với sản phẩm (ví dụ như bình bảo ôn, bộ trao đổi nhiệt) phải đáp ứng yêu cầu quy định về chất lượng và vi sinh có liên quan đến ứng dụng đó.
- Trong trường hợp nguồn cung cấp nước được khử trùng bằng clo, việc kiểm tra phải đảm bảo rằng mức clo tồn dư tại thời điểm sử dụng nằm trong giới hạn quy định.
- Nước không uống được phải có hệ thống cung cấp riêng được gắn nhãn và không kết nối với hệ thống nước uống được. Thực hiện các biện pháp để ngăn chặn nước không uống được chảy ngược vào hệ thống nước uống được.
- Nước có thể chảy vào và tiếp xúc với sản phẩm cần đưa qua đường ống có thể được khử trùng.
Sau khi đọc các nội dung trên, A/C hãy đặt ra câu hỏi, vậy tôi làm gì để đạt được yêu cầu đó?. Đơn giản thôi!
- Nếu nhà máy mình có hệ thống nước phúc tạp phục vụ sản xuất sản phẩm tới đâu thì làm tới đó nhé, ví dụ: Sản xuất chà bóng gạo thì ngay công đoạn chà bóng có dùng nước, vậy nước này phải điểm kiểm soát….
- Phải có tiêu chuẩn nước bằng văn bản, mức cho phép , phải đi kiểm nghiệm nước định kỳ (Định kỳ tối thiểu theo pháp luật)
- Phải có quy trìnhn phân tích sự vận hành (hay công nghệ) tạo ra nước.
- Phân trách nhiệm….
- ……………….
Tóm lại phải có các hành động để kiểm soát nước cấp vào trong sản xuất, nhà máy-Bao gồm nước sạch và nước sinh hoạt, có thể viết các SSOP kiểm soát nước Hoặc các quy trình liên quan hệ thống nước, nhưng tôi khuyên! Hãy bám vào nội dung phải triển khai đối với một SSOP theo HACCP của ….Cơ quan nhà nước gần 20 năm trước. Chúng tôi sẽ chia sẽ sau.
2- Hóa chất dùng cho nồi hơi:
Yêu cầu:
Hóa chất dùng cho nồi hơi, khi được sử dụng, phải là:
- Phụ gia thực phẩm được phép sử dụng đáp ứng các quy định liên quan về phụ gia; hoặc
- Phụ gia được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt là an toàn để sử dụng trong nước uống cho người
Hóa chất dùng cho nồi hơi phải được bảo quản trong một khu vực riêng biệt, an toàn (được khóa hoặc được kiểm soát bằng cách khác), khi không sử dụng.
Bằng chứng:
- Phải có SSOP cho kiểm soát các hóa chất này, nếu công ty có, không có thì thôi, gì dữ vậy hen!
3-Chất lượng không khí và thông gió:
Nội dung này là hơn nhiều nhé, thôi: A/C đọc giúp tí này nhé:
- Tổ chức phải thiết lập các yêu cầu đối với việc lọc, độ ẩm tương đối (RH%) và vi sinh học của không khí được sử dụng làm thành phần hoặc tiếp xúc trực tiếp sản phẩm. Trường hợp nhiệt độ và/hoặc độ ẩm được tổ chức coi là quan trọng, phải đặt ra hệ thống kiểm soát và hệ thống kiểm soát phải được theo dõi.
- Thông gió (tự nhiên hoặc cơ học) phải được cung cấp để loại bỏ hơi nước hay bụi và mùi không mong muốn và để làm khô sau khi làm sạch bằng nước.
- Chất lượng không khí cấp cho phòng phải được kiểm soát để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bẩn vi sinh vật trong không khí. Tại khu vực sản phẩm tạo điều kiện cho sự tăng trưởng hoặc, tồn tại của vi sinh vật phải thiết lập các quy định theo dõi và kiểm soát chất lượng không khí.
- Hệ thống thông gió phải được thiết kế và lắp đặt để không khí không thổi từ khu vực nhiễm bẩn hoặc nguyên vật liệu thô sang khu vực sạch. Phải duy trì chênh lệch áp suất không khí theo quy định. Hệ thống phải có thể tiếp cận để làm sạch, thay bộ lọc và bảo trì.
- Lỗ thông khí bên ngoài phải được kiểm tra định kỳ về sự nguyên vẹn.
==> Vậy! sau khi đọc xong. công ty mình có liên quan gì thì hãy viết quy trình vận hành và kiểm soát nó nhé. Lưu ý nội dung này còn phụ thuộc vào công nghệ, hồi lưu, do đó việc kiểm soát cũng rất khác nhau giữ các tổ chức.
4- Khí nén và các khí khác: ISO.edu.vn
- Hệ thống khí nén, cacbon dioxit, nitơ và hệ thống khí khác được sử dụng trong sản xuất và/hoặc điền đầy phải được lắp đặt và bảo trì để ngăn ngừa nhiễm bẩn.
- Khi tiếp xúc sản phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp (bao gồm khí được sử dụng trong vận chuyển, thổi hay làm khô nguyên vật liệu, sản phẩm hoặc thiết bị) phải từ nguồn được phê duyệt để sử dụng tiếp xúc với thực phẩm, được lọc để loại bỏ bụi bẩn, dầu và nước.
- Trường hợp dầu được sử dụng cho máy nén và có mối nguy với không khí tiếp xúc với sản phẩm, thì dầu sử dụng phải là chất dùng cho thực phẩm.
- Nên sử dụng các máy nén không dùng dầu.
- Phải quy định yêu cầu đối với việc lọc, độ ẩm (RH%) và vi sinh.
- Việc lọc không khí nên gần nơi sử dụng nhất có thể.
==> Việc kiểm soát này cũng dễ mà, đúng không ạ, lưu ý là nên định kỳ test các chỉ tiêu như độ nhớt, tiểu phân bụi trong khí nén nhé!
5- Chiếu sáng:
- Ánh sáng được cung cấp (tự nhiên hoặc nhân tạo) phải cho phép nhân viên vận hành một cách vệ sinh===> Điều kiện dễ vệ sinh (lay, chùi, tháo bỏ, lắp mới) một cách dễ dàng, ý là vậy–>Kiểu gì chả được, nổ nhé!
- Cường độ của ánh sáng cần thích hợp với đặc thù hoạt động==> Đo độ lux theo QC của bộ y tế là ổn mà!
- Thiết bị chiếu sáng phải được bảo vệ để đảm bảo rằng nguyên vật liệu, sản phẩm hoặc thiết bị không bị nhiễm bẩn trong trường hợp bị vỡ====> Nên có các chụp lại bóng đèn, chất huỳnh quang cần kiểm soát chặt chẽ nếu có sử dụng (Đổi qua lét đi, hi hi).
Hết rồi! Phần này chỉ vậy thôi! Tóm lại chủ đề “Kiểm soát các tiện ích theo PRP”: Sau khi đọc xong ta có các văn bản liên quan đến những nội dung mà chúng ta có, các văn bản đó có thể:
1- Tiêu chuẩn đưa ra dựu theo pháp luật, tiêu chuẩn khách hàng, tiêu chuẩn tự chúng ta đưa ra dựa trên tiêu chuẩn cuối cùng của sản phẩm nhé.
2- Các tài liệu nhằm kiểm soát nó, như: Quy trình, quy định, Hướng dẫn công việc, …Nhiều người làm HACCP thì “thích” dùng: SSOP 1, hay 2, hay n hoặc GMP 1, GMP2 hay GMP n. Thôi đó là tên gọi nhé, việc chính là nội dung của nó có nói lên được việc kiểm soát chặt chẽ các tiện ích trong nhà xưởng sản xuất sản phẩm thực phẩm không mà thôi!
Nguồn: ISO.edu.vn